Đạo Phật đang phát triển nhanh chóng tại Úc Châu, nơi các Hội đồng Phật giáo không kịp đào tạo các giáo viên thiện nguyện cho các trường công để đáp ứng làn sóng học sinh muốn tìm học về tôn giáo hòa bình này. 

Nhiều trường công lập Úc châu có tiết học dài 30 phút về tôn giáo, trên nguyên tắc không phải là truyền giáo nhưng là giúp tìm hiểu về tín ngưỡng của nhân loại, và học sinh có quyền lựa chọn để học một hay nhiều tôn giáo, hoặc chỉ học thuần túy về đạo đức học. Do vậy, giáo viên về Phật giáo tại nhiều trường công ở Úc châu không phải là giảng sư của các giáo hội.

Sau đây là bản Việt dịch, dựa vào bài viết của phóng viên Samantha Turnbull trong bản tin Anh văn “Buddhism scripture teachers struggling to keep up with demand from state schools” (Không tìm đủ các giáo viên Phật giáo để đáp ứng nhu cầu của các trường công lập) trên thông tấn nhà nước Úc Châu ABC North Coast ngày 14/12/2016.

Phật pháp ứng dụng Úc châu và phật giáo

Các trường công lập tại bang New South Wales không đáp ứng đủ nhu cầu tìm các giáo viên Phật giáo.

Brian White, Chủ tịch Buddhist Council of New South Wales (Hội Đồng Phật Giáo ở New South Wales), nói rằng có hơn 3,000 học sinh trường công trong tiểu bang này đang học về Đạo Phật, và con số này đang tăng nhanh chóng.

Ông White nói, “Làn sóng tìm học Phật giáo được thúc đẩy bởi một số tình hình – trong xã hội ngày càng nhiều người biết về thiền tập và biết về lợi ích thiền tập, và đã nhận ra rằng ngay cả các em mới 6 tuổi và 7 tuổi cũng có thể tập thiền trong vài phút đồng hồ, và hưởng được lợi ích từ đó.”

“Nhưng tự thân Phật giáo cũng có một hình ảnh khá tốt đẹp trong xã hội vì là một nếp sống hòa bình và thực dụng.”

Ông White nói rằng hội đồng BCNSW, nơi đào tạo các giáo viên dạy về kinh điển Phật giáo, đã có 70 giáo viên đang tình nguyện trong các trường công ở New South Wales, nhưng đang cần thêm ít nhất 60 giáo viên nữa.

Ông nói, “Chúng tôi có một danh sách các trường khắp trong tiểu bang đang chờ có giáo viên, và chúng tôi đang được nhiều trường khác liên tục thông báo rằng họ cần các giáo viên Phật giáo cho các lớp của họ.”

Một trong các trường đang có nhu cầu cao cho các lớp dạy về Phật giáo là trường Byron Bay Public ở phía bắc New South Wales.

Hơn 150 học sinh ghi danh học về Phật giáo ở trường này, như thế là hơn ¼ tổng số học sinh.

Emily Coleling, người điều hợp chương trình, đã đăng lời kêu gọi trong các thư gửi phụ huynh để tìm thêm các giáo viên thiện nguyện để đáp ứng nhu cầu học Phật.

Bà nói, “Tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang ở trong một khu vực có đầu óc cởi mở, vùng Northern Rivers, và Phật giáo là một tôn giáo lan rộng nhanh chóng.”

“Tôi nghĩ rằng nhiều người bất như ý đang rời bỏ Thiên Chúa Giáo vì lý do nào đó, và Phật giáo như dường cung cấp những gì đó cho họ.

“Thực tế, nhiều trẻ em đã học luân chuyển về các tôn giáo khác nhau, do vậy Phật giáo là một trong các tôn giáo các em học, rồi các em có thể học về đạo Ba'hai hay về Thiên Chúa Giáo hay về đạo đức học, và rồi các em có thể tự lựa chọn – như thế đã cho thấy chính các phụ huynh trong khu vực này cũng có đầu óc cởi mở.”

Anna Halafoff, giáo sư về xã hội học về tôn giáo tại đại học Deakin University, nói rằng những con số từ thống kê năm 2011 cho thấy Phật giáo là tôn giáo lớn thứ nhì tại Úc châu, chỉ sau Thiên Chúa Giáo.

Tiến sĩ Halafoff nói, “Có nhiều người đã xin quy y vào Phật giáo, hay là những người thực tập điều mà một số học giả gọi là ‘Đạo Phật kệ sách’, tức là bạn có thể không nói rằng bạn là Phật tử nhưng bạn có thể ưa thích thiền tập, hay bạn có thể ưa thích đọc sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma.”

“Tôi nghĩ rằng Phật giáo được ưa thích nhiều tại Úc châu, và tôi nghĩ một phần là do hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma được nhìn tích cực tại Úc châu.”

Tiến sĩ Halafoff cũng nói rằng nỗi thất vọng với tôn giáo dòng chính Tây Phương đã làm nhiều người ưa thích Phật giáo.

Bà nói, “Chúng ta biết rằng tôn giáo dòng chính đang bị chỉ trích bởi các cá nhân và cả các tổ chức – chúng ta đã có những chuyện xảy ra như Royal Commission [ám chỉ cuộc điều tra của ủy ban này về lạm dụng trẻ em].”

“Chúng ta biết rằng người ta bây giờ được thu hút tới theo cách riêng của họ về tôn giáo, người ta ưa thích lựa ra và chọn lấy và kết hợp những yếu tố khác nhau".

“Có nhiều yếu tố giải thích về lý do tại sao người ta có thể rời Thiên Chúa Giáo dòng chính, và cũng có thể được thu hút tới các tôn giáo khác, nhưng cũng có thể sẽ không theo tôn giáo nào cả.”

Quy định về giảng dạy tôn giáo trong các trường công khác nhau tùy các tiểu bang ở Úc châu, như trường hợp Victoria đã gỡ bỏ tiết học về tôn giáo ra khỏi học trình đầu năm nay.

Tuy nhiên, Cecilia Mitra, Chủ tịch Federa-tion of Australian Buddhist Councils (Liên đoàn Các Hội đồng Phật giáo Úc châu), nói rằng nhu cầu giáo viên tại New South Wales có thể sẽ thấy tương tự khắp Úc châu nếu Phật giáo được dạy ở tất cả các trường công.

Bà Mitra nói, “Có nhiều sự ưa thích tìm học về Phật giáo, tuy nhiên môn học Special Reli-gious Education, chỉ có 30 phút mỗi tuần và còn tùy quyết định của Hiệu trưởng, như tại Tây Úc chẳng hạn, không có bao nhiêu tiết học Phật giáo trong các trường.”

“Các hiệu trưởng không liên lạc tới các trung tâm Phật giáo, và đối với tôi, học các tôn giáo khác nhau sẽ rất là quan trọng trong các trường học.”

Tiến sĩ Halafoff nói rằng nhu cầu học Phật giáo có thể thực sự dẫn tới lý luận nghịch lại việc giữ các tiết học tôn giáo trong trường.

Bà nói, “Trong một hệ thống lý tưởng, với chương trình học về các tôn giáo, bạn có thể muốn cung cấp 8 hay 9 lựa chọn cho tất cả các trường ở Úc châu để người ta thực sự có thể lựa chọn. Nhưng lại không thể làm như thế ở mọi nơi. Vấn đề chính là, và chúng ta đang thấy nơi đây rằng, đối với các tổ chức tôn giáo thiểu số, họ không đủ lực đào tạo nhân sự cho nhiều chương trình này.”

“Thế là bạn gặp một lý luận vòng tròn, dẫn tới điểm ban đầu là, có thể sẽ tốt hơn cho tất cả học sinh Úc châu có một cơ hội để học về tất cả các tín ngưỡng đa dạng và các quan điểm không-tôn-giáo “Trong một ý nghĩa, nơi đó phải là việc giáo dục các em về các tín ngưỡng, chớ không phải là dẫn dắt truyền giáo – và ý nghĩa này thực sự gắn vào học trình các trường và được dạy bởi các giáo viên có năng lực.”

Xem thêm:

Úc châu và phật giáo

Đạo Phật đang phát triển nhanh chóng tại Úc Châu, nơi các Hội đồng Phật giáo không kịp đào tạo các giáo viên thiện nguyện cho các trường công để đáp ứng làn sóng học sinh muốn tìm học về tôn giáo hòa bình này. 

Nhiều trường công lập Úc châu có tiết học dài 30 phút về tôn giáo, trên nguyên tắc không phải là truyền giáo nhưng là giúp tìm hiểu về tín ngưỡng của nhân loại, và học sinh có quyền lựa chọn để học một hay nhiều tôn giáo, hoặc chỉ học thuần túy về đạo đức học. Do vậy, giáo viên về Phật giáo tại nhiều trường công ở Úc châu không phải là giảng sư của các giáo hội.

Sau đây là bản Việt dịch, dựa vào bài viết của phóng viên Samantha Turnbull trong bản tin Anh văn “Buddhism scripture teachers struggling to keep up with demand from state schools” (Không tìm đủ các giáo viên Phật giáo để đáp ứng nhu cầu của các trường công lập) trên thông tấn nhà nước Úc Châu ABC North Coast ngày 14/12/2016.

Phật pháp ứng dụng Úc châu và phật giáo

Các trường công lập tại bang New South Wales không đáp ứng đủ nhu cầu tìm các giáo viên Phật giáo.

Brian White, Chủ tịch Buddhist Council of New South Wales (Hội Đồng Phật Giáo ở New South Wales), nói rằng có hơn 3,000 học sinh trường công trong tiểu bang này đang học về Đạo Phật, và con số này đang tăng nhanh chóng.

Ông White nói, “Làn sóng tìm học Phật giáo được thúc đẩy bởi một số tình hình – trong xã hội ngày càng nhiều người biết về thiền tập và biết về lợi ích thiền tập, và đã nhận ra rằng ngay cả các em mới 6 tuổi và 7 tuổi cũng có thể tập thiền trong vài phút đồng hồ, và hưởng được lợi ích từ đó.”

“Nhưng tự thân Phật giáo cũng có một hình ảnh khá tốt đẹp trong xã hội vì là một nếp sống hòa bình và thực dụng.”

Ông White nói rằng hội đồng BCNSW, nơi đào tạo các giáo viên dạy về kinh điển Phật giáo, đã có 70 giáo viên đang tình nguyện trong các trường công ở New South Wales, nhưng đang cần thêm ít nhất 60 giáo viên nữa.

Ông nói, “Chúng tôi có một danh sách các trường khắp trong tiểu bang đang chờ có giáo viên, và chúng tôi đang được nhiều trường khác liên tục thông báo rằng họ cần các giáo viên Phật giáo cho các lớp của họ.”

Một trong các trường đang có nhu cầu cao cho các lớp dạy về Phật giáo là trường Byron Bay Public ở phía bắc New South Wales.

Hơn 150 học sinh ghi danh học về Phật giáo ở trường này, như thế là hơn ¼ tổng số học sinh.

Emily Coleling, người điều hợp chương trình, đã đăng lời kêu gọi trong các thư gửi phụ huynh để tìm thêm các giáo viên thiện nguyện để đáp ứng nhu cầu học Phật.

Bà nói, “Tôi nghĩ rằng có lẽ chúng ta đang ở trong một khu vực có đầu óc cởi mở, vùng Northern Rivers, và Phật giáo là một tôn giáo lan rộng nhanh chóng.”

“Tôi nghĩ rằng nhiều người bất như ý đang rời bỏ Thiên Chúa Giáo vì lý do nào đó, và Phật giáo như dường cung cấp những gì đó cho họ.

“Thực tế, nhiều trẻ em đã học luân chuyển về các tôn giáo khác nhau, do vậy Phật giáo là một trong các tôn giáo các em học, rồi các em có thể học về đạo Ba'hai hay về Thiên Chúa Giáo hay về đạo đức học, và rồi các em có thể tự lựa chọn – như thế đã cho thấy chính các phụ huynh trong khu vực này cũng có đầu óc cởi mở.”

Anna Halafoff, giáo sư về xã hội học về tôn giáo tại đại học Deakin University, nói rằng những con số từ thống kê năm 2011 cho thấy Phật giáo là tôn giáo lớn thứ nhì tại Úc châu, chỉ sau Thiên Chúa Giáo.

Tiến sĩ Halafoff nói, “Có nhiều người đã xin quy y vào Phật giáo, hay là những người thực tập điều mà một số học giả gọi là ‘Đạo Phật kệ sách’, tức là bạn có thể không nói rằng bạn là Phật tử nhưng bạn có thể ưa thích thiền tập, hay bạn có thể ưa thích đọc sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma.”

“Tôi nghĩ rằng Phật giáo được ưa thích nhiều tại Úc châu, và tôi nghĩ một phần là do hình ảnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma được nhìn tích cực tại Úc châu.”

Tiến sĩ Halafoff cũng nói rằng nỗi thất vọng với tôn giáo dòng chính Tây Phương đã làm nhiều người ưa thích Phật giáo.

Bà nói, “Chúng ta biết rằng tôn giáo dòng chính đang bị chỉ trích bởi các cá nhân và cả các tổ chức – chúng ta đã có những chuyện xảy ra như Royal Commission [ám chỉ cuộc điều tra của ủy ban này về lạm dụng trẻ em].”

“Chúng ta biết rằng người ta bây giờ được thu hút tới theo cách riêng của họ về tôn giáo, người ta ưa thích lựa ra và chọn lấy và kết hợp những yếu tố khác nhau".

“Có nhiều yếu tố giải thích về lý do tại sao người ta có thể rời Thiên Chúa Giáo dòng chính, và cũng có thể được thu hút tới các tôn giáo khác, nhưng cũng có thể sẽ không theo tôn giáo nào cả.”

Quy định về giảng dạy tôn giáo trong các trường công khác nhau tùy các tiểu bang ở Úc châu, như trường hợp Victoria đã gỡ bỏ tiết học về tôn giáo ra khỏi học trình đầu năm nay.

Tuy nhiên, Cecilia Mitra, Chủ tịch Federa-tion of Australian Buddhist Councils (Liên đoàn Các Hội đồng Phật giáo Úc châu), nói rằng nhu cầu giáo viên tại New South Wales có thể sẽ thấy tương tự khắp Úc châu nếu Phật giáo được dạy ở tất cả các trường công.

Bà Mitra nói, “Có nhiều sự ưa thích tìm học về Phật giáo, tuy nhiên môn học Special Reli-gious Education, chỉ có 30 phút mỗi tuần và còn tùy quyết định của Hiệu trưởng, như tại Tây Úc chẳng hạn, không có bao nhiêu tiết học Phật giáo trong các trường.”

“Các hiệu trưởng không liên lạc tới các trung tâm Phật giáo, và đối với tôi, học các tôn giáo khác nhau sẽ rất là quan trọng trong các trường học.”

Tiến sĩ Halafoff nói rằng nhu cầu học Phật giáo có thể thực sự dẫn tới lý luận nghịch lại việc giữ các tiết học tôn giáo trong trường.

Bà nói, “Trong một hệ thống lý tưởng, với chương trình học về các tôn giáo, bạn có thể muốn cung cấp 8 hay 9 lựa chọn cho tất cả các trường ở Úc châu để người ta thực sự có thể lựa chọn. Nhưng lại không thể làm như thế ở mọi nơi. Vấn đề chính là, và chúng ta đang thấy nơi đây rằng, đối với các tổ chức tôn giáo thiểu số, họ không đủ lực đào tạo nhân sự cho nhiều chương trình này.”

“Thế là bạn gặp một lý luận vòng tròn, dẫn tới điểm ban đầu là, có thể sẽ tốt hơn cho tất cả học sinh Úc châu có một cơ hội để học về tất cả các tín ngưỡng đa dạng và các quan điểm không-tôn-giáo “Trong một ý nghĩa, nơi đó phải là việc giáo dục các em về các tín ngưỡng, chớ không phải là dẫn dắt truyền giáo – và ý nghĩa này thực sự gắn vào học trình các trường và được dạy bởi các giáo viên có năng lực.”

Xem thêm:
Đọc thêm..
Người đệ tử Phật đều tin hiểu Tam bảo là ruộng phước tốt lành ở thế gian. Gieo trồng công đức, phước báo với Tam bảo là pháp tu phổ biến, là căn lành cho tất cả những người con Phật. Nên quy kính Tam bảo, phụng hành Tam bảo, nương theo ánh sáng Tam bảo soi đường  pháp tu căn bản cho người sơ cơ mới vào đạo nhưng đồng thời cũng xuyên suốt trong pháp hành của các bậc Thánh giả thú hướng Niết-bàn.

Lộ trình căn bản của người tu Phật là từng bước thành tựu phước và trí. Đức Phật là bậc phước trí tròn đầy. Hàng đệ tử Phật thì trọn đời tinh cần vun bồi phước đức và trí tuệ.

Trong các thiện pháp mà người đệ tử Phật thực thi trong đời sống hàng ngày thì gieo trồng thiện căn công đức nơi Tam bảo là thù thắng nhất.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan:

- Có ba căn lành chẳng thể cùng tận, tiến dần đến Niết-bàn. Thế nào là ba? Nghĩa là trồng công đứcở Như Lai, căn lành này chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở Chánh  pháp, căn  lành này  chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở Thánh chúng, căn lành này chẳng thể cùng tận. Đó là, này A -nan, ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn. Thế nên, này A-nan, hãy cầu phương tiện thâu được phước chẳng  thể cùng tận này. Như  thế, A-nan, hãy học điều này! Bấy giờ Tôn  giả A-nan  nghe  Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.”

Phật pháp ứng dụng ba căn lành chẳng thể cùng tận


“Trồng công đức ở Như Lai, căn lành này chẳng thể cùng tận.” Đức Phật là bậc Giác ngộ, phước trí nhị nghiêm, bi trí viên mãn. Đức Phật ra đời đã mở ra con đường tỉnh thức cho chúng sinh thiết lập hạnh phúc, an lạc nơi đời này và những đời sau. 

Nên kính lễ Phật, cúng dường Phật, tán dương ca ngợi Phật, tôn tạo và bảo vệ kim thân Phật luôn hiện hữu ở thế gian, phát nguyện tu tập cho đếnngày thành Phật…, là trồng công đức ở Như Lai.

“Trồng công đức ở Chánh pháp, căn lành này chẳng thể cùng tận.” Tuy Đức Phật đã Niết-bàn nhưng Pháp bảo vẫn còn (Pháp bảo còn thì Đức Phật vẫn hiện hữu ở thế gian). Pháp  âm của Phật vẫn đồng vọng cho đến ngày nay, lưu xuất từ ba tạng Kinh-Luật-Luận.

Người đệ tử Phật nguyện đi theo Ngài thì phải nương tựa Chánh pháp. Học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, trì tụng, ấn tống, giảng giải, xiển dương, ứng dụng thực hành…lời Phật dạy, là trồng công đức ở Chánh pháp.

“Trồng công đức ở Thánh chúng, căn lành này chẳng thể cùng tận.” Thánh chúng đây không có nghĩa là hội chúng toàn các bậc Thánh  chính là Tăng đoàn thanh tịnh 
và hòa hợp. Dĩ  nhiên, một vị Tăng thì không phải Thánh chúng,  nơi nào mà chư Tăng không thanh tịnh, hòa hợp thì nơi ấy không hiện hữu Thánh chúng. Thực tế tu học hiện nay, những hội chúng xuất gia đạt chuẩn Thánh chúng vốn không nhiều nhưng
không phải là không có.

Nói cách khác, những hội chúng nào có tu tập và thành tựu Giới-Định-Tuệ chính là ruộng phước phì nhiêu để chúng ta gieo trồng công  đức. Tăng bảo có vai trò rất quan trọng, nhờ Tăng bảo tận lực hoằng hóa mà Tam bảo mới trường tồn ở thế gian. Kính lễ, cúng  dường, hộ trì, vâng theo sự hướng  dẫn, nguyện nối gót tu học theo chư Tăng, là trồng công đức ở Thánh chúng.  

Rõ ràng, gieo trồng công  đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn.” Người đệ tử Phật cần hiểu rõ về phước báo và công đức hộ trì Tam bảo để thực thi nhằm lợi mình và lợi người, góp phần kiến tạo thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Xem thêm:

Ba căn lành chẳng thể cùng tận

Người đệ tử Phật đều tin hiểu Tam bảo là ruộng phước tốt lành ở thế gian. Gieo trồng công đức, phước báo với Tam bảo là pháp tu phổ biến, là căn lành cho tất cả những người con Phật. Nên quy kính Tam bảo, phụng hành Tam bảo, nương theo ánh sáng Tam bảo soi đường  pháp tu căn bản cho người sơ cơ mới vào đạo nhưng đồng thời cũng xuyên suốt trong pháp hành của các bậc Thánh giả thú hướng Niết-bàn.

Lộ trình căn bản của người tu Phật là từng bước thành tựu phước và trí. Đức Phật là bậc phước trí tròn đầy. Hàng đệ tử Phật thì trọn đời tinh cần vun bồi phước đức và trí tuệ.

Trong các thiện pháp mà người đệ tử Phật thực thi trong đời sống hàng ngày thì gieo trồng thiện căn công đức nơi Tam bảo là thù thắng nhất.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan:

- Có ba căn lành chẳng thể cùng tận, tiến dần đến Niết-bàn. Thế nào là ba? Nghĩa là trồng công đứcở Như Lai, căn lành này chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở Chánh  pháp, căn  lành này  chẳng thể cùng tận. Trồng công đức ở Thánh chúng, căn lành này chẳng thể cùng tận. Đó là, này A -nan, ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn. Thế nên, này A-nan, hãy cầu phương tiện thâu được phước chẳng  thể cùng tận này. Như  thế, A-nan, hãy học điều này! Bấy giờ Tôn  giả A-nan  nghe  Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.”

Phật pháp ứng dụng ba căn lành chẳng thể cùng tận


“Trồng công đức ở Như Lai, căn lành này chẳng thể cùng tận.” Đức Phật là bậc Giác ngộ, phước trí nhị nghiêm, bi trí viên mãn. Đức Phật ra đời đã mở ra con đường tỉnh thức cho chúng sinh thiết lập hạnh phúc, an lạc nơi đời này và những đời sau. 

Nên kính lễ Phật, cúng dường Phật, tán dương ca ngợi Phật, tôn tạo và bảo vệ kim thân Phật luôn hiện hữu ở thế gian, phát nguyện tu tập cho đếnngày thành Phật…, là trồng công đức ở Như Lai.

“Trồng công đức ở Chánh pháp, căn lành này chẳng thể cùng tận.” Tuy Đức Phật đã Niết-bàn nhưng Pháp bảo vẫn còn (Pháp bảo còn thì Đức Phật vẫn hiện hữu ở thế gian). Pháp  âm của Phật vẫn đồng vọng cho đến ngày nay, lưu xuất từ ba tạng Kinh-Luật-Luận.

Người đệ tử Phật nguyện đi theo Ngài thì phải nương tựa Chánh pháp. Học tập, tìm hiểu, nghiên cứu, trì tụng, ấn tống, giảng giải, xiển dương, ứng dụng thực hành…lời Phật dạy, là trồng công đức ở Chánh pháp.

“Trồng công đức ở Thánh chúng, căn lành này chẳng thể cùng tận.” Thánh chúng đây không có nghĩa là hội chúng toàn các bậc Thánh  chính là Tăng đoàn thanh tịnh 
và hòa hợp. Dĩ  nhiên, một vị Tăng thì không phải Thánh chúng,  nơi nào mà chư Tăng không thanh tịnh, hòa hợp thì nơi ấy không hiện hữu Thánh chúng. Thực tế tu học hiện nay, những hội chúng xuất gia đạt chuẩn Thánh chúng vốn không nhiều nhưng
không phải là không có.

Nói cách khác, những hội chúng nào có tu tập và thành tựu Giới-Định-Tuệ chính là ruộng phước phì nhiêu để chúng ta gieo trồng công  đức. Tăng bảo có vai trò rất quan trọng, nhờ Tăng bảo tận lực hoằng hóa mà Tam bảo mới trường tồn ở thế gian. Kính lễ, cúng  dường, hộ trì, vâng theo sự hướng  dẫn, nguyện nối gót tu học theo chư Tăng, là trồng công đức ở Thánh chúng.  

Rõ ràng, gieo trồng công  đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn.” Người đệ tử Phật cần hiểu rõ về phước báo và công đức hộ trì Tam bảo để thực thi nhằm lợi mình và lợi người, góp phần kiến tạo thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng đôi dòng tưởng niệm

Khóa Tư trường Đại Học Vạn Hạnh 
Sinh viên Tăng Sĩ tháng ngày qua 
Nghe tin từ Oklahoma
Thầy Đức Trí cao đăng Phật quốc. 

Nhớ khi Thầy học chung một lớp 
Gặp nhau trên đất hứa Hoa Kỳ 
Chùa Tam Bảo Thầy nhận trụ trì 
Bao năm tháng với lòng tận tụy. 

Thầy thuyết Pháp với tâm hoan hỷ
Hoằng dương chánh Pháp độ chúng sinh 
Giúp nhiều người hiểu đạo chân tình
Vô thường đến thầy đi tự tại. 

Như áng mây thong dong mọi nẻo 
Bồ-đề quyến thuộc khắp muôn nơi 
Trưởng tử Như Lai sống cuộc đời
Góp phần đạo Phật thêm hương sắc. 

Tình Pháp lữ đồng tu vững chắc 
Lạy Tam Bảo thành kính nguyện cầu 
Thầy trở lại Ta-bà nhiệm mầu
Để giúp đời vơi đi đau khổ. 

Nam Mô Phật Thích Ca Mâu Ni 
Nam Mô Pháp hiện hữu từ bi 
Nam Mô Tăng một lòng chứng tri 
Vô thường đến Thầy đi an bình.

Xem thêm:

Đôi dòng tưởng niệm

Phật pháp ứng dụng đôi dòng tưởng niệm

Khóa Tư trường Đại Học Vạn Hạnh 
Sinh viên Tăng Sĩ tháng ngày qua 
Nghe tin từ Oklahoma
Thầy Đức Trí cao đăng Phật quốc. 

Nhớ khi Thầy học chung một lớp 
Gặp nhau trên đất hứa Hoa Kỳ 
Chùa Tam Bảo Thầy nhận trụ trì 
Bao năm tháng với lòng tận tụy. 

Thầy thuyết Pháp với tâm hoan hỷ
Hoằng dương chánh Pháp độ chúng sinh 
Giúp nhiều người hiểu đạo chân tình
Vô thường đến thầy đi tự tại. 

Như áng mây thong dong mọi nẻo 
Bồ-đề quyến thuộc khắp muôn nơi 
Trưởng tử Như Lai sống cuộc đời
Góp phần đạo Phật thêm hương sắc. 

Tình Pháp lữ đồng tu vững chắc 
Lạy Tam Bảo thành kính nguyện cầu 
Thầy trở lại Ta-bà nhiệm mầu
Để giúp đời vơi đi đau khổ. 

Nam Mô Phật Thích Ca Mâu Ni 
Nam Mô Pháp hiện hữu từ bi 
Nam Mô Tăng một lòng chứng tri 
Vô thường đến Thầy đi an bình.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng đây đó mùa xuân

PHẢI ĐÂU!
Giữa bộn bề cuộc sống
Đời vùi giấc ngủ xuân
Ta đi giữa Thực-Mộng
Mắt nhìn không phân vân.

ĐỜI SỬA SOẠN
Bao sắc màu diễm lệ
Đoạn trường cuộc rong chơi
Đất trời Xuân... như thế!
Tình nguyên sơ đất trời.

ĐỜI KHUYA
Ký ức bộn bề đã tắt
Chợt ra, dừng cuộc chiêm bao
Nẻo về từ trong tầm mắt
Gặp ta từ buổi xuân nào.

TRONG ĐẦM
Con trâu trầm dưới nước
Quẩy đuôi hạnh phúc đời
Thong thả mồm nhai cỏ
Mùa xuân nào qua tôi

CON ONG
Ruỗi dong tìm hương mật
Xây tổ kết mùa hương
Đi giữa đời bẩn chật
Kết ngàn hoa xuân phương.

CUỐI TRỜI HOÀNG HÔN
Xuân về bên bờ cỏ
Sương qua bãi rêu cồn
Đời qua bao hỷ lạc
Về cuối trời hoàng hôn.

XUÂN VỀ
Phong trần say mấy độ
Bạc phếch áo vai đời
Thu về xanh tiếng nhạn
Xuân về hoa cỏ tươi.

MẶT ĐẤT
Trời mùa xuân chim gọi
Mở đường sinh loại đi
Chở chuyên đời muôn lối
Thơm ý đạo Từ Bi.

PHẬT TỌA
Yên bình đỉnh non cao vút
Mây chở mùa xuân hào quang
Cho cả tâm hồn cát bụi
Đâu đâu cũng Phật, Niết Bàn.

Xem thêm:

Đây đó mùa xuân

Phật pháp ứng dụng đây đó mùa xuân

PHẢI ĐÂU!
Giữa bộn bề cuộc sống
Đời vùi giấc ngủ xuân
Ta đi giữa Thực-Mộng
Mắt nhìn không phân vân.

ĐỜI SỬA SOẠN
Bao sắc màu diễm lệ
Đoạn trường cuộc rong chơi
Đất trời Xuân... như thế!
Tình nguyên sơ đất trời.

ĐỜI KHUYA
Ký ức bộn bề đã tắt
Chợt ra, dừng cuộc chiêm bao
Nẻo về từ trong tầm mắt
Gặp ta từ buổi xuân nào.

TRONG ĐẦM
Con trâu trầm dưới nước
Quẩy đuôi hạnh phúc đời
Thong thả mồm nhai cỏ
Mùa xuân nào qua tôi

CON ONG
Ruỗi dong tìm hương mật
Xây tổ kết mùa hương
Đi giữa đời bẩn chật
Kết ngàn hoa xuân phương.

CUỐI TRỜI HOÀNG HÔN
Xuân về bên bờ cỏ
Sương qua bãi rêu cồn
Đời qua bao hỷ lạc
Về cuối trời hoàng hôn.

XUÂN VỀ
Phong trần say mấy độ
Bạc phếch áo vai đời
Thu về xanh tiếng nhạn
Xuân về hoa cỏ tươi.

MẶT ĐẤT
Trời mùa xuân chim gọi
Mở đường sinh loại đi
Chở chuyên đời muôn lối
Thơm ý đạo Từ Bi.

PHẬT TỌA
Yên bình đỉnh non cao vút
Mây chở mùa xuân hào quang
Cho cả tâm hồn cát bụi
Đâu đâu cũng Phật, Niết Bàn.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng một thời cùng hiện

Đêm giao thừa. Khu xóm tĩnh lặng. Gió lùa qua vườn sau làm lay động những giò phong lan đã mãn khai hoặc còn chớm nụ. Những ngọn đèn đường kiên trì đứng giữa trời sương. Cây bạch đàn đong đưa nhẹ những cành lá trổ đầy hoa. Sương kéo xuống, hơi lạnh ùa vào cửa sổ để hé. Chung trà độc ẩm, nguội thật nhanh trong khi ánh nến lung linh, ấm cúng và khói hương lặng lờ tỏa trong điện Phật.

Trở về với thực tại. Thực tại là đâu? Là giây phút đương hiện, hiện tiền, ngay ở nơi chốn nầy. Nhà thiền gọi là “bây giờ và ở đây.” Thuật ngữ dùng lâu, dùng nhiều, dùng quen, dùng bất cứ ở đâu, dùng bất cứ thời gian nào, đã trở thành sáo ngữ. Có một người để tâm vào hơi thở, đặt tâm vào thân, đặt thân vào nơi chốn và thời gian hiện tại. 

Có một người như thế hiện hữu trong thời gian và không gian đương hiện hay không? Tâm và thân là một hay hai? Tâm và hơi thở là một hay hai? Hơi thở và thân là một hay hai? Nơi chốn và thời gian là một hay hai? Có một người hay hai người, hoặc nhiều người khác đang cùng hiện hữu trong nơi chốn và thời gian đương hiện hay không? 

Có sự nhận thức về sự hiện hữu của chính mình cùng lúc với sự hiện hữu của nhiều người khác trong cùng thời gian và nơi chốn hiện tại hay không? Có sự nhận thức chung của tất cả mọi người trong cùng một lúc, một nơi chốn hay không? Nghĩa là mọi người đều biết, ngay nơi giây phút và nơi chốn hiện tại nầy, có mình và người khác, đang ngồi cùng nhau, mỗi người một chung trà uống trong yên lặng, hoặc đang thực hành một khóa lễ tụng kinh theo nghi thức, hoặc đang tuần tự ngồi xuống trên những bồ đoàn đã được sắp xếp ngay ngắn nơi thiền đường. 

Thực tại đang diễn ra như thế. Có một người và nhiều người đang đặt thân và tâm vào cái đương hiện. Có một sự trình diễn, của một người hay nhiều người, theo thứ tự ngăn nắp của thời gian và không gian, không ai muốn làm trái ngược cái trật tự đã được sắp sẵn từ ngày hôm qua và những ngày trước đó, và sẽ tạm kết thúc ở tương lai vào giờ giấc đã được qui định. 

Mọi thứ lễ nghi, dù trong hình thức đơn giản nhất, đều được đặt trong một thời khóa biểu, và được thông báo sự khởi đầu hay kết thúc bằng một tiếng chuông hay một tiếng kẻng. Tất cả đều là sự trình diễn của một tập thể nhỏ hoặc lớn, trong cái khung qui định của thời gian và nơi chốn.

Chỉ khi nào không có cá thể hay tập thể đồng lòng làm chung một việc, trong cùng thời gian và nơi chốn; chỉ khi nào không có cá thể hay tập thể tách biệt nhau, mỗi người mỗi ý mỗi việc; chỉ khi nào không có bất cứ sự hiện hữu nào của cá thể và tập thể, bằng thân xác hay tâm thức, dấn mình vào thời khóa biểu của mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, quá khứ, hiện tại, tương lai… thực tại mới là thực tại. 

Một khi chứng nghiệm thực tại nầy, tất cả đồng hiện trong cảnh giới nhất tâm. Trong nhất tâm, không có sai biệt, không có trật tự của thời gian và không gian. Sai biệt chỉ trình hiện khi một cá ngã khởi sự động chuyển. Và trong sự động chuyển, có sự động chuyển từ đại bi tâm, khác với sự động chuyển từ vô minh.

Trong khoảnh khắc, từ sự khởi xuất của đại bi tâm, nhìn ra muôn ngàn thế giới, nhìn ra vạn loại chúng sinh, cùng lúc đồng hiện: nơi kia, có những người đói khát bò lết trên đường tìm kiếm thức ăn, nơi đây có những người no đủ, thừa mứa, vất bỏ cao lương vào thùng rác; nơi kia có những người co ro, không đủ áo quần và củi lửa sưởi ấm trước cơn giá lạnh, nơi đây có những người chăn êm nệm ấm, hạnh phúc vùi mình trong giấc ngủ an bình; nơi kia có những người gào khóc thảm thiết trước sự biệt ly, chết chóc, nơi đây có những người hạnh phúc ôm chầm lấy nhau trong yêu thương tương ngộ… 

Chiến tranh, thiên tai, tật bệnh, khủng bố, kỳ thị, đàn áp, cướp bóc, tù đày… khiến cho hàng triệu người thống khổ trên khắp các châu lục, không ngoại trừ một xứ sở nào, dù là quốc gia thịnh vượng tự do nhất. Người ta tìm cách thiết lập lại một trật tự nào đó trong sự rối tung, hỗn loạn của những hệ thống, chính sách chồng xéo, đan bện vào nhau, mà không nhận thức được rằng căn nguyên của hỗn loạn chính là từ sự khởi động của vô minh; và chính vô minh đã bày vẽ ra cảnh giới của mâu thuẫn, loạn động, bất thường, khổ đau. Vô minh còn, thống khổ còn.

Thống khổ không biết khi nào và nơi đâu sẽ cùng tận; nhưng người hành đạo cứu khổ, như quáng nắng bên đường, như sương xuân trên cỏ, như bọt nước lăn tăn đầu ngọn sóng, như ráng chiều tím ngát trời tây phương, lặng lẽ bước đi trên dặm dài không vết tích. Con đường vô tận trải theo thống khổ bất tận. Không ngừng nghỉ. Không mỏi mệt. Âm thầm đi mãi trong vô tận thời gian, vô biên trú xứ…

Đêm trừ tịch đã qua. Nhìn ra cửa sổ vẫn thấy những trụ điện sừng sững vươn lên giữa trời sương. Bầy chim sẻ cất tiếng líu lo nơi cây bạch đàn xanh lá. Lòng nhẹ nhàng. Thư thả bước khỏi điện Phật khi mặt trời vừa lên.

Xem thêm:

Một thời cùng hiện

Phật pháp ứng dụng một thời cùng hiện

Đêm giao thừa. Khu xóm tĩnh lặng. Gió lùa qua vườn sau làm lay động những giò phong lan đã mãn khai hoặc còn chớm nụ. Những ngọn đèn đường kiên trì đứng giữa trời sương. Cây bạch đàn đong đưa nhẹ những cành lá trổ đầy hoa. Sương kéo xuống, hơi lạnh ùa vào cửa sổ để hé. Chung trà độc ẩm, nguội thật nhanh trong khi ánh nến lung linh, ấm cúng và khói hương lặng lờ tỏa trong điện Phật.

Trở về với thực tại. Thực tại là đâu? Là giây phút đương hiện, hiện tiền, ngay ở nơi chốn nầy. Nhà thiền gọi là “bây giờ và ở đây.” Thuật ngữ dùng lâu, dùng nhiều, dùng quen, dùng bất cứ ở đâu, dùng bất cứ thời gian nào, đã trở thành sáo ngữ. Có một người để tâm vào hơi thở, đặt tâm vào thân, đặt thân vào nơi chốn và thời gian hiện tại. 

Có một người như thế hiện hữu trong thời gian và không gian đương hiện hay không? Tâm và thân là một hay hai? Tâm và hơi thở là một hay hai? Hơi thở và thân là một hay hai? Nơi chốn và thời gian là một hay hai? Có một người hay hai người, hoặc nhiều người khác đang cùng hiện hữu trong nơi chốn và thời gian đương hiện hay không? 

Có sự nhận thức về sự hiện hữu của chính mình cùng lúc với sự hiện hữu của nhiều người khác trong cùng thời gian và nơi chốn hiện tại hay không? Có sự nhận thức chung của tất cả mọi người trong cùng một lúc, một nơi chốn hay không? Nghĩa là mọi người đều biết, ngay nơi giây phút và nơi chốn hiện tại nầy, có mình và người khác, đang ngồi cùng nhau, mỗi người một chung trà uống trong yên lặng, hoặc đang thực hành một khóa lễ tụng kinh theo nghi thức, hoặc đang tuần tự ngồi xuống trên những bồ đoàn đã được sắp xếp ngay ngắn nơi thiền đường. 

Thực tại đang diễn ra như thế. Có một người và nhiều người đang đặt thân và tâm vào cái đương hiện. Có một sự trình diễn, của một người hay nhiều người, theo thứ tự ngăn nắp của thời gian và không gian, không ai muốn làm trái ngược cái trật tự đã được sắp sẵn từ ngày hôm qua và những ngày trước đó, và sẽ tạm kết thúc ở tương lai vào giờ giấc đã được qui định. 

Mọi thứ lễ nghi, dù trong hình thức đơn giản nhất, đều được đặt trong một thời khóa biểu, và được thông báo sự khởi đầu hay kết thúc bằng một tiếng chuông hay một tiếng kẻng. Tất cả đều là sự trình diễn của một tập thể nhỏ hoặc lớn, trong cái khung qui định của thời gian và nơi chốn.

Chỉ khi nào không có cá thể hay tập thể đồng lòng làm chung một việc, trong cùng thời gian và nơi chốn; chỉ khi nào không có cá thể hay tập thể tách biệt nhau, mỗi người mỗi ý mỗi việc; chỉ khi nào không có bất cứ sự hiện hữu nào của cá thể và tập thể, bằng thân xác hay tâm thức, dấn mình vào thời khóa biểu của mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, quá khứ, hiện tại, tương lai… thực tại mới là thực tại. 

Một khi chứng nghiệm thực tại nầy, tất cả đồng hiện trong cảnh giới nhất tâm. Trong nhất tâm, không có sai biệt, không có trật tự của thời gian và không gian. Sai biệt chỉ trình hiện khi một cá ngã khởi sự động chuyển. Và trong sự động chuyển, có sự động chuyển từ đại bi tâm, khác với sự động chuyển từ vô minh.

Trong khoảnh khắc, từ sự khởi xuất của đại bi tâm, nhìn ra muôn ngàn thế giới, nhìn ra vạn loại chúng sinh, cùng lúc đồng hiện: nơi kia, có những người đói khát bò lết trên đường tìm kiếm thức ăn, nơi đây có những người no đủ, thừa mứa, vất bỏ cao lương vào thùng rác; nơi kia có những người co ro, không đủ áo quần và củi lửa sưởi ấm trước cơn giá lạnh, nơi đây có những người chăn êm nệm ấm, hạnh phúc vùi mình trong giấc ngủ an bình; nơi kia có những người gào khóc thảm thiết trước sự biệt ly, chết chóc, nơi đây có những người hạnh phúc ôm chầm lấy nhau trong yêu thương tương ngộ… 

Chiến tranh, thiên tai, tật bệnh, khủng bố, kỳ thị, đàn áp, cướp bóc, tù đày… khiến cho hàng triệu người thống khổ trên khắp các châu lục, không ngoại trừ một xứ sở nào, dù là quốc gia thịnh vượng tự do nhất. Người ta tìm cách thiết lập lại một trật tự nào đó trong sự rối tung, hỗn loạn của những hệ thống, chính sách chồng xéo, đan bện vào nhau, mà không nhận thức được rằng căn nguyên của hỗn loạn chính là từ sự khởi động của vô minh; và chính vô minh đã bày vẽ ra cảnh giới của mâu thuẫn, loạn động, bất thường, khổ đau. Vô minh còn, thống khổ còn.

Thống khổ không biết khi nào và nơi đâu sẽ cùng tận; nhưng người hành đạo cứu khổ, như quáng nắng bên đường, như sương xuân trên cỏ, như bọt nước lăn tăn đầu ngọn sóng, như ráng chiều tím ngát trời tây phương, lặng lẽ bước đi trên dặm dài không vết tích. Con đường vô tận trải theo thống khổ bất tận. Không ngừng nghỉ. Không mỏi mệt. Âm thầm đi mãi trong vô tận thời gian, vô biên trú xứ…

Đêm trừ tịch đã qua. Nhìn ra cửa sổ vẫn thấy những trụ điện sừng sững vươn lên giữa trời sương. Bầy chim sẻ cất tiếng líu lo nơi cây bạch đàn xanh lá. Lòng nhẹ nhàng. Thư thả bước khỏi điện Phật khi mặt trời vừa lên.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Lễ kính là cội nguồn của Hạnh Phúc. Lễ kính là cội nguồn của văn minh và tiến bộ, thiếu lễ kính là đầu mối của bất hòa, đỗ vỡ.

Thiếu lễ kính là bước vào sai quấy, tàn bạo, sân hận, là thuốc hồi sinh giặc phiền não.


Phật pháp ứng dụng lễ kính

Chuyện Tề Tuyên Vương thăm chơi nhà Nhan Súc được kể dưới đây lột bày được một phần chân nghĩa ấy.

Tề Tuyên Vương một hôm đến nhà Nhan Súc chơi, ngài bảo:

- Súc bước lại đây. Nhan Súc cũng bảo:
- Vua bước lại đây.

Các quan thấy vậy bảo:

- Vua là bậc chí tôn, Súc là kẻ hạ thần. Vua bảo Súc lại đây, Súc cũng bảo Vua lại đây, như thế có nghe được không?

Nhan Súc bảo:

- Vua gọi Súc mà Súc lại, thì ra Súc là người ham mộ quyền thế. Súc gọi vua mà vua lại thì vua lại là người quý trọng hiền sĩ. Nếu để Súc này mang tiếng là kẻ ham mộ quyền thế, sao bằng để cho vua được tiếng là biết quý trọng kẻ hiền tài.

Vua nghe lời cao ngạo giận lắm gắt:

- Vua quý hay sĩ quý?
- Sĩ quý, vua không quý.
- Có sách nào nói thế không?
- Tâu có: Ngày trước nước Tần cử quân sang đánh nước Tề có hạ lịnh “Ai dám đến gần mộ Liễu Hạ Huệ mà kiếm củi thì phải tội xử tử.” Lại cũng có lịnh “Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong Hầu và thưởng nghìn lạng vàng,” như thế đủ rõ vua quý hay sĩ quý.
Nên rõ: Lễ kính là tôn trọng những giềng mối luân lý trật tự xã hội, chứ không phải luồn lót khúm núm làm mất phẩm cách con người.

Lễ kính không phải chỉ với người trên mà còn với kẻ dưới nữa.
Kẻ dưới không lễ kính với người trên là cao ngạo, không ai ưa. Tai ách có thể đến không ai lường trước được.

Người trên không lễ kính với kẻ dưới là xem khinh lễ kính, chạm tự ái gây bất phục, châm ngòi cho sự bất
tín bất trung, gây bạo phản, kết quả cũng không lường trước được.

Tiền nhân ta xưa có dạy:

“Tiên học lễ, hậu học văn,” là ôm ấp trao truyền cho hậu thế bản hoài thâm diệu ấy vậy.
“Trần thế tranh nhau nói dại khôn
Chẳng ai là dại, chẳng ai khôn...”

Xem thêm:

Lễ Kính

Lễ kính là cội nguồn của Hạnh Phúc. Lễ kính là cội nguồn của văn minh và tiến bộ, thiếu lễ kính là đầu mối của bất hòa, đỗ vỡ.

Thiếu lễ kính là bước vào sai quấy, tàn bạo, sân hận, là thuốc hồi sinh giặc phiền não.


Phật pháp ứng dụng lễ kính

Chuyện Tề Tuyên Vương thăm chơi nhà Nhan Súc được kể dưới đây lột bày được một phần chân nghĩa ấy.

Tề Tuyên Vương một hôm đến nhà Nhan Súc chơi, ngài bảo:

- Súc bước lại đây. Nhan Súc cũng bảo:
- Vua bước lại đây.

Các quan thấy vậy bảo:

- Vua là bậc chí tôn, Súc là kẻ hạ thần. Vua bảo Súc lại đây, Súc cũng bảo Vua lại đây, như thế có nghe được không?

Nhan Súc bảo:

- Vua gọi Súc mà Súc lại, thì ra Súc là người ham mộ quyền thế. Súc gọi vua mà vua lại thì vua lại là người quý trọng hiền sĩ. Nếu để Súc này mang tiếng là kẻ ham mộ quyền thế, sao bằng để cho vua được tiếng là biết quý trọng kẻ hiền tài.

Vua nghe lời cao ngạo giận lắm gắt:

- Vua quý hay sĩ quý?
- Sĩ quý, vua không quý.
- Có sách nào nói thế không?
- Tâu có: Ngày trước nước Tần cử quân sang đánh nước Tề có hạ lịnh “Ai dám đến gần mộ Liễu Hạ Huệ mà kiếm củi thì phải tội xử tử.” Lại cũng có lịnh “Ai lấy được đầu vua Tề thì được phong Hầu và thưởng nghìn lạng vàng,” như thế đủ rõ vua quý hay sĩ quý.
Nên rõ: Lễ kính là tôn trọng những giềng mối luân lý trật tự xã hội, chứ không phải luồn lót khúm núm làm mất phẩm cách con người.

Lễ kính không phải chỉ với người trên mà còn với kẻ dưới nữa.
Kẻ dưới không lễ kính với người trên là cao ngạo, không ai ưa. Tai ách có thể đến không ai lường trước được.

Người trên không lễ kính với kẻ dưới là xem khinh lễ kính, chạm tự ái gây bất phục, châm ngòi cho sự bất
tín bất trung, gây bạo phản, kết quả cũng không lường trước được.

Tiền nhân ta xưa có dạy:

“Tiên học lễ, hậu học văn,” là ôm ấp trao truyền cho hậu thế bản hoài thâm diệu ấy vậy.
“Trần thế tranh nhau nói dại khôn
Chẳng ai là dại, chẳng ai khôn...”

Xem thêm:
Đọc thêm..